Những Cách Dùng Lá Dâu Tằm: Lá cây dâu tằm còn có tên tang diệp. Theo Đông y, Lá Dâu Tằm có vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can; Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh phế chỉ khái, thanh can minh mục. Dùng trị cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng. Hằng ngày dùng 6 – 15g dưới dạng nấu, hãm, sắc…
Dâu tằm là loại cây gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình khoảng 3m. Thân cành mềm, có lông khi còn non nhưng khi trưởng thành, thân nhữ và có màu xám trắng. Vỏ thân có nốt sần và có mù trắng như sữa. Lá dâu tằm mọc so le và có hình bầu dục, hình trứng nhộng hoặc hình tim.
Phiến lá mỏng, lá có mũi nhọn ở đầu, mềm, có chiều dài 5 – 10 cm và rộng 4 – 8 cm. Mép lá có răng cưa, mặt trên có màu lục xám hoặc lục sẫm, mặt dưới có màu lục nhạt. Lá có nhiều gân với gân lớn chạy từ cuống lá và các gân nhỏ nổi hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải rác trên gân lá.
Hoa đơn tính, có thể cùng hoặc khác giống. Cụm hoa đực dài 1,5 – 2 cm, có cuống ngắn, có lông thưa và 4 lá đài tù với 4 nhị đối diện các lá đài. Hoa cái có 4 lá đài, có bầu 1 ô, 1 noãn.
Quả bế, mọng nước được bao bọc trong các lá đài đồng trưởng. Quả khi xanh có màu trắng xanh và chín có màu đỏ hồng hoặc đen với chiều dài 1 – 2 cm và đường kính 7 – 10 mm. Cuống quả dài 1 – 1,5 mm, có vị ngọt và hơi chua.
Những Cách Dùng Lá Dâu Tằm:
Phát tán phong nhiệt:
Trị các chứng cảm mạo phong nhiệt mới phát, miệng khát, rêu lưỡi hơi vàng hoặc ho do phong ôn: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, liên kiều 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, hạnh nhân 12g, cát cánh 8g, lô căn 20g. Sắc uống.
Trị phong nhiệt, ho nhiều, tức ngực, khạc đờm vàng: lá dâu 12g, kim ngân 12g, bạc hà 10g, cúc hoa 10g, ngải cứu 10g, xạ can 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liền 5 thang.
Phòng sốt xuất huyết: lá dâu 12g, lá khế 16g, sắn dây 12g, mã đề 12g, sinh địa 12g, lá tre 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống thường ngày trong thời gian có dịch.
Mát phổi, dịu ho:
Bài 1: Thang tang hạnh: tang diệp 8g, hạnh nhân 12g, bối mẫu 8g, đậu xị 4g, chi tử bì 8g, lê bì 8g, sa sâm 8g. Sắc uống. Trị ho khan không đờm, đau đầu, phát sốt, lưỡi đỏ.
Bài 2: tang diệp, bạch cương tằm 10g, bạc hà 5g. Sắc uống. Chữa đau họng, ho khan.
Làm mát gan, sáng mắt:
Bài 1: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm màng tiếp hợp, mắt đỏ sưng đau.
Bài 2: tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy 500ml nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, rửa mắt khi còn ấm. Trị đau mắt hột, đau mắt, ngứa mắt.
Hạ huyết áp: tang diệp 20g, tang chi 20g, sung uý tử 20g, thêm 1.000ml nước, sắc lấy 600ml; ngâm rửa chân 30 – 40 phút trước khi đi ngủ.
Món Ăn Thuốc Dùng Lá Dâu Tằm:
Trà tang diệp cúc hoa bạc hà cam thảo: tang diệp 10g, cúc hoa 10g, bạc hà 10g, cam thảo 10g. Cho nước sôi pha hãm uống thay nước trà. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt.
Trà tang diệp cúc hoa kỷ tử quyết minh tử: tang diệp 9g, cúc hoa 9g, kỷ tử 9g, quyết minh tử 6g, pha nước sôi uống thay trà. Dùng cho người đau đầu hoa mắt chóng mặt.
Cháo tang diệp cúc hoa: tang diệp 10g, cúc hoa 12g, đậu xị 10g, gạo tẻ 60g. Các dược liệu nấu sắc lấy nước, gạo đem nấu cháo, cháo chín cho nước sắc vào nấu tiếp cho sôi đều, cho ăn nóng. Món này tốt cho người đau nhức mắt do viêm kết mạc, đau dây thần kinh V do chấn thương vùng mặt.
Phổi lợn hầm tang diệp huyền sâm: tang diệp 15g, huyền sâm 20g, phổi lợn 250g. Tang diệp, huyền sâm gói trong vải xô, phổi lợn rửa sạch thái lát. Các vị hầm kỹ, bỏ túi dược liệu ra, thêm gia vị vừa ăn. Dùng liền 5 – 10 ngày. Món này tốt cho người viêm tắc tuyến lệ gây viêm khô kết mạc mắt.
Hình Ảnh Cây Dâu Tằm
Tác Dụng Của Lá Dâu Tằm:
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, lá dâu tằm có chứa các dưỡng chất như: caroten, tanin, rất ít tinh dầu, vitamin C, colin (choline), adenin, trigonellin, pentosan, đường, canxi malat và canxi cacbonat… Đây đều là những hoạt chất hỗ trợ trong việc điều trị mất ngủ kinh niên. Đặc biệt, axit amin tự do giúp xóa bỏ được những căng thẳng, mệt mỏi, khiến bạn ngủ ngon hơn và yên giấc hơn.
Giải nhiệt cho cơ thể:
Đây là công dụng của lá dâu được dân gian sử dụng rộng rãi trong đời sống. Chỉ cần thái lá dâu bánh tẻ, chần qua nước sôi cho đỡ vị đắng rồi hãm lấy nước uống hoặc có thể nấu canh để ăn. Nước lá dâu và canh lá dâu đều có tác dụng giải nhiệt cho cơ thể, làm mát gan và an thần.
Tốt cho huyết áp và tim mạch:
Theo các nghiên cứu, lá dâu tằm còn có tác dụng rất tốt trong việc duy trì huyết áp, nhịp tim cũng như đường huyết ổn định. Rất đơn giản, bạn chỉ cần hãm lá dâu tằm non hoặc lá bánh tẻ như hãm chè xanh làm nước uống hằng ngày.
Bên cạnh đó, nước lá dâu còn rất tốt cho gan, thận, làm giảm đáng kể chứng mồ hôi trộm. Nước lá dâu có thể dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Say nắng:
Những người bị say nắng, hoặc những người hay bị nóng trong thì lá dâu tằm cũng có tác dụng rất hiệu quả. Bạn hãy lấy lá dâu, lá sen tươi và lá đậu ván, mỗi thứ đều 100gr. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống.
Hỗ trợ điều trị mụn nhọt:
Khi bị mụn nhọt hoặc vết thương ngoài da lâu ngày chưa liền miệng, bạn hãy lấy một nắm búp dâu non, giã nhỏ rồi đắp lên chỗ mụn nhọt hoặc vết thương đó, khi khô lại thay. Thực hiện liên tục 3 – 4 lần / ngày bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.
Làm đẹp da:
Không cần sử dụng các dịch vụ tắm trắng hay những loại kem đắt đỏ, bạn vẫn có thể sở hữu làn da trắng sáng nhờ chăm chỉ tắm lá dâu tằm và mật ong. Theo các nghiên cứu, lá dâu tằm có chứa alpha hydroxy axit – một trong những chất có khả năng loại bỏ tế bào chết, thúc đẩy sự tái tạo tế bào, đồng thời giúp da trắng lên một cách tự nhiên. Còn mật ong chứa amino acid, các vitamin và khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng và chống lão hóa cho da.
Bạn chỉ cần chuẩn bị 10ml mật ong, 100gr lá dâu tằm tươi. Lá dâu tằm sau khi rửa sạch, bạn hãy xay thật nhuyễn rồi đem trộn hỗn hợp này với mật ong. Sau khi tắm sạch và tẩy tế bào chết cho da xong, bạn hãy thoa hỗn hợp lá dâu tằm – mật ong đều lên cơ thể, vừa thoa vừa massage nhẹ nhàng. Để khoảng 15 phút cho các dưỡng chất trong hỗn hợp thẩm thấu vào làn da rồi bạn hãy tắm rửa lại.
Những Lưu Ý Khi Dùng Lá Dâu Tằm:
Phụ nữ có thai và cho con bú không nên áp dụng bất kì phương pháp nào từ nguyên liệu dâu tằm.
Lá dâu tằm có tính hàn nên những người bị lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy không nên dùng quá nhiều.
Không nên nấu lá dâu tằm với các dụng cụ từ đồng, nhôm, sắt và inox. Dâu tằm có hoạt chất titan và chúng không có lợi cho sức khỏe khi kết hợp với các chất trên.
Là một phương pháp từ thiên nhiên nên bạn cần phải kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Phương pháp phù hợp với những người mới mắc chứng mất ngủ hoặc đang ở mức độ nhẹ. Nếu bạn bị mất ngủ kinh niên, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
Thảo Dược Vũ Gia Phân Phối Lá Dâu Tằm Nguyên Chất – Hỗ Trợ Đổi Trả Miễn Phí
Lá Dâu Tằm Giá: 120,000 Đ / Kg
Địa Chỉ Bán Lá Dâu Tằm Uy Tín
Thảo Dược Vũ Gia Chuyên Phân Phối Lá Dâu Tằm Nguyên Chất
Giao Hàng Toàn Quốc – Thanh Toán Tại Nhà – Hỗ Trợ Đổi Trả Miễn Phí
Văn Phòng Giao Dịch: Khu 1B, Thị Trấn Mường Khến, Huyện Tân Lạc, Hòa Bình
Showroom Tại Hà Nội: Số 18 LK10, Tổng Cục 5, Yên Xá, Tân Triều, Hà Nội
Showroom Tại Lào Cai: Thôn Lao Chải, Quan Thần Sán, Si Ma Cai, Lào Cai
GPKD: 02D8004717, Cấp Ngày: 17/05/2017
Hotline: 088.650.6886
Những thông tin trên www.thaoduocvugia.vn chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Bài viết này nhằm chia sẻ những thông tin về các kiến thức bổ ích về “Những Cách Dùng Lá Dâu Tằm”. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các tư vấn y tế, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.