Chat ngay

HOTLINE

088.650.6886

Biến Chứng Của Nhồi Máu Cơ Tim

Nội Dung Bài Viết

Biến Chứng Của Nhồi Máu Cơ Tim: Nhồi máu cơ tim là một biến cố nặng về tim mạch, cần phải được cấp cứu khẩn trương; sự sống còn của người bệnh quyết định bởi việc có cấp cứu kịp thời và đúng cách hay không. Nếu chậm trễ nó có thể để lại rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, dẫn đến tử vong ở người bệnh.

Trong cấu tạo tim mạch, 2 nhánh động mạch vành lớn có vai trò cung cấp oxy cho cơ tim. Khi 1 trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột sẽ dẫn một phần tim sẽ bị thiếu oxy. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cơ tim.

Sống sót sau nhồi máu cơ tim đã là may mắn, nhưng đó mới chỉ là bước khởi đầu cho những khó khăn và thách thức ở chặng đường dài phía trước. Người bệnh vẫn phải tiếp tục đối mặt với nguy cơ tử vong đột ngột trong 3 tuần đầu tiên do rối loạn nhịp, vỡ tim, tắc mạch phổi, mạch não, phù phổi hay choáng tim. Sau thời gian đó, sự nguy hiểm được giảm bớt, nhưng di chứng sau nhồi máu cơ tim vẫn là vấn đề thách thức với người bệnh trong điều trị.

Biến Chứng Của Nhồi Máu Cơ Tim

Biến Chứng Của Nhồi Máu Cơ Tim:

Biến chứng sớm:

Tử vong đột ngột: Gặp ở 10% trường hợp. Thường là hậu quả của những thể nặng, nhất là ở tuần lễ đầu. Nguyên nhân tử vong đột ngột có thể do rung thất, cơn nhịp nhanh thất, vỡ tim, tắc mạch phổi lớn, trụy mạch nặng

Rối loạn nhịp tim: Có đến 90% người bệnh nhồi máu cơ tim bị rối loạn nhịp tim. Nếu nó xảy ra trong 24h – 48 giờ đầu tiên thường là do thiếu máu cục bộ cơ tim, chứ không hẳn là tiên lượng xấu. Sau 48 giờ , nếu loạn nhịp tim vẫn tái diễn thì đó là tiên lượng xấu.

Do vậy, những biện pháp pháp ngăn chặn sự kích hoạt rối loạn nhịp như stress (do đau đớn, sợ hãi), toan máu, rối loạn điện giải, sẽ giúp giảm rủi ro.

Các rối loạn nhịp thường gặp là nhịp nhanh xoang, gặp ngoại tâm thu thất, ít gặp hơn là rối loạn dẫn truyền nhĩ – thất hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát, có thể gây tử vong nhanh chóng.

Suy tim cấp: xảy ra trong 2 tuần đầu sau nhồi máu cơ tim, thường gặp ở các trường hợp tái phát nhồi máu cơ tim, hoặc có cơn đau thắt ngực kéo dài trước đó. Người bệnh có thể bị trụy mạch, với biểu hiện tụt huyết áp, mạch nhanh, yếu và vã mồ hôi. Khi suy tim trái cấp tính, sẽ xuất hiện cơn khó thở kịch phát, mạch nhanh, phù phổi cấp…

Tai biến do tắc mạch: Cục máu đông hình thành trong nhồi máu cơ tim có thể di chuyển đến các cơ quan khác gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ, thuyên tắc phổi, bệnh động mạch ngoại biên…

Vỡ tim: Đây là biến chứng cơ học với 3 hình thái: vỡ thành tim tự do, thủng vách liên thất và đứt cơ nhú gây hở van 2 lá nặng.

Vỡ tim gặp ở 5 – 10% trường hợp, xảy ra chủ yếu ở tuần thứ hai sau nhồi máu cơ tim. Thường gặp ở thất trái làm tràn máu màng ngoài tim, gây tử vong đột ngột do trụy tim mạch.

Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim tái phát: gặp ở 20 – 30% bệnh nhân có đau ngực trái trở lại sau nhồi máu cơ tim.

Khi người bệnh có biểu hiện đau thắt ngực, cần phải được điều trị như nhồi máu cơ tim cấp. Ở người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cao gặp phải biến chứng này.

Biến chứng muộn:

Phình vách tim: Xảy ra ở 10-30% các trường hợp nhồi máu cơ tim, với các triệu chứng của suy tim, tắc mạch đại tuần hoàn.

Rối loạn nhịp thất: thường phối hợp với phình vách thất và người bệnh phải đặt máy tạo nhịp khi chỉ số phân suất tống máu EF < 35%.

Hội chứng vai – bàn tay: xuất hiện từ 6 – 8 tuần, sau nhồi máu cơ tim. Hội chứng này thường gặp ở vai và tay trái, gây đau vai trái và cổ tay trái, do viêm kèm xơ hóa quanh khớp vai và khớp cổ tay. Vận động lại sớm hơn sau biến cố sẽ ít gặp phải hội chứng này.

Đau thần kinh nhạy cảm: Với biểu hiện là các cơn đau ngực lan tỏa, có cường độ trung bình, cảm giác đau ê ẩm và nặng nề ở vùng trước tim. Thường gặp ở những người hay lo lắng, đồng thời bị suy nhược về cả thể chất và tinh thần. Liệu pháp tâm lý và các thuốc an thần thường có thể giải quyết được.

Suy tim: Sau nhồi máu cơ tim, chức năng tim bị suy yếu dần và có thể tiến triển thành suy tim.

Hội chứng Dressler (viêm màng ngoài tim): gặp ở 3 – 4% trường hợp, thường xuất hiện từ khoảng 1 – 8 tuần sau nhồi máu cơ tim với biểu hiện đau ở sau xương ức, cảm giác đau tăng lên khi thở sâu, khi vận động, khi ho, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước.

Nhồi Máu Cơ Tim Thầm Lặng:

Những người có tiền sử đái tháo đường hoặc trên 75 tuổi có thể gặp một “cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng” và không có bất kỳ biểu hiện đau nào cả. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học quốc tế JAMA Internal Medicine cho biết, 1/5 số người phụ nữ trẻ dưới 55 tuổi bị nhồi máu cơ tim nhưng không có biểu hiện đau ngực, do vậy họ thường bị mất đi cơ hội được chẩn đoán phát hiện bệnh sớm để phòng ngừa và điều trị.

Nhiều tài liệu thống kê cho thấy, có đến 50% số trường hợp bệnh nhân đái tháo đường tử vong trên đường đi cấp cứu vì một cơn nhồi máu cơ tim cấp đến đột ngột không có báo trước.

Nhồi Máu Cơ Tim Có Phải Là Tim Ngừng Đập ?

Nhồi máu cơ tim không có nghĩa là tim ngừng đập ngay tức thì. Nhồi máu cơ tim là do sự tắc nghẽn lưu lượng máu đến tim, trong khi ngừng tim xảy ra khi có vấn đề tại hệ thống điện của tim. Nguyên nhân là do rối loạn nhịp tim, phổ biến nhất là rung thất (buồng dưới của tim đột nhiên đập hỗn loạn và không bơm máu). Tim sẽ chết đột ngột trong vòng vài phút sau khi ngừng đập.

Nếu nhồi máu cơ tim không được cấp cứu kịp thời, những biến chứng có thể xảy ra một cách nhanh chóng ngay sau đó và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nhiều người đã chết đột ngột vì biến chứng trước khi đến bệnh viện. Các biến chứng bao gồm:

Rối loạn nhịp tim: Tim đập nhanh bất thường có thể dẫn đến ngừng đập.

Sốc tim: Khi cơ tim bị hủy hoại nghiêm trọng và không để bơm đủ máu để duy trì các chức năng của cơ thể.

Vỡ tim: Tổn hại thành cơ tim hoặc các van tim sẽ dẫn tới vỡ tim.

Phòng Ngừa Nguy Cơ Nhồi Máu Cơ Tim Như Thế Nào ?

Có 7 bước chính để bạn có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim xuất hiện:

Người hút thuốc lá nên bỏ hút thuốc vì chất nicotin từ khói thuốc có thể kích thích tim đập nhanh, tăng huyết áp và co thắt mạch vành gây nhồi máu cơ tim.

Giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì.

Tập thể dục thường xuyên: người lớn nên tập ít nhất 150 phút mỗi tuần (tương đương 2 giờ 30 phút) với cường độ vừa phải.

Chế độ ăn ít chất béo bão hòa như mỡ động vật, xúc xích, bánh ngọt, phomat… Thay vào đó là dùng cá, thịt màu trắng, các loại dầu thực vật như oliu, hạt cải; Tăng cường nhiều chất xơ bao gồm ngũ cốc nguyên hạt và trái cây, rau củ quả tươi…

Hạn chế rượu bia, các loại trà, cà phê đặc có nhiều chất cafein.

Kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết và mỡ máu để phòng ngừa nguy cơ biến chứng lên tim mạch.

Lưu ý:

Những thông tin trên www.thaoduocvugia.vn chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Bài viết này nhằm chia sẻ những thông tin về các kiến thức bổ ích về sức khỏe. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các tư vấn y tế, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

Từ Khóa:

Có Thể Bạn Quan Tâm

Có Thể Bạn Quan Tâm

Danh Mục Sản Phẩm

Sản Phẩm Bán Chạy

Sản Phẩm Bán Chạy

Sản Phẩm Bán Chạy

Chính Sách Bán Hàng

Xuất Xứ Rõ Ràng

Sản phẩm 100% tự nhiên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Đổ Trả Và Hoàn Tiền

Được đổi trả và hoàn tiền trong vòng 15 ngày mà không cần lý do...

Giao Hàng Toàn Quốc

Nhận hàng tại nhà, được kiểm tra hàng trước khi thanh toán...

Tư Vấn Tận Tâm

Được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí...

Chính Sách Bán Hàng

Xuất Xứ Rõ Ràng

Sản phẩm 100% tự nhiên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng...

Giao Hàng Toàn Quốc

Nhận hàng tại nhà, được kiểm tra hàng trước khi thanh toán...

Đổ Trả Và Hoàn Tiền

Được đổi trả và hoàn tiền trong vòng 15 ngày mà không cần lý do...

Tư Vấn Tận Tâm

Được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tư vấn miễn phí...