Bài Thuốc Tốt Cho Người Mẩn Ngứa: Mẩn ngứa với các dấu hiệu nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người hoặc từng vùng. Bệnh thường xuất hiện sau khi người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như lông động vật, hóa chất tẩy rửa hoặc do ăn thức ăn không phù hợp, do môi trường ô nhiễm… Bệnh có thể xuất hiện vài giờ, vài ngày thậm chí vài tuần tùy vào từng trường hợp và tình trạng bệnh.
Theo đông y, mẩn ngứa còn được gọi là phong ngứa. Nguyên nhân của bệnh có thể là do các chất lạ, không phù hợp với cơ địa đã thâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh các tác nhân từ bên ngoài, mẩn ngứa cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân trong cơ thể như âm huyết bất túc, vị nhiệt, huyết trệ, huyết hư…
Nguyên tắc điều trị các bệnh dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay đó là tuyệt đối không gãi đồng thời tránh xa các nguyên nhân gây bệnh sau đó tham khảo một số loại thuốc phù hợp để uống hoặc bôi ngoài da. Mẩn ngứa là tình trạng bệnh khá phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Triệu chứng ngứa ngáy khiến người bệnh vô cùng khó chịu, nhiều trường hợp gây biến chứng như nhiễm trùng da nếu không được điều trị kịp thời.
Bài Thuốc Tốt Cho Người Mẩn Ngứa:
Bài 1:
Chuẩn bị: 10g mã đề, 10g kim ngân hoa, 10g rau má, 10g cam thảo đất, 12g lá đơn đỏ, 12g đơn răng cưa, 15g lá đơn tía, 15g cây đơn kim.
Cách thực hiện:
Bước 1: Làm sạch các nguyên liệu, rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Sắc các nguyên liệu thành thuốc uống.
Bước 3: Mỗi ngày uống 1 thang thuốc.
Bài 2:
Chuẩn bị: 6g kim ngân hoa; 6g phòng phong; 4g thuyền thoái; 6g bèo cái.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch dược liệu, để cho ráo nước.
Bước 2: Sắc các dược liệu với nước.
Bước 3: Uống thuốc đều đặn hàng ngày cho đến khi thuyên giảm.
Bài 3:
Chuẩn bị: 12g rễ chàm mèo; 8g đại hoàng; 10g kim ngân hoa; 6g cam thảo; 8g hoàng bá.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến;
Bước 2: Sắc các nguyên liệu trên.
Bước 3: Mỗi ngày dùng một thang thuốc.
Bài 4:
Chuẩn bị: 24g kinh giới; Cám.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sao kinh giới. Chia ra làm hai phần.
Bước 2: Sắc một phần kinh giới đã sao và uống.
Bước 3: Phần kinh giới còn lại, sao với cám. Xát nhẹ hỗn hợp lên vùng da bị ngứa khoảng 2 – 3 lần/ngày.
Bài 5:
Chuẩn bị: 10g nghể bà; 10g bèo tai tượng; 10g cây cứt lợn; 10g cam thảo đất; 10g bạc hà; 10g cỏ mần trầu; 10g muồng trâu; 10g hoa kinh giới huệ; 15g ké đầu ngựa.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên.
Bước 2: Sắc các vị thuốc trên với nước.
Bước 3: Mỗi ngày uống một thang thuốc. Uống thuốc hết trong ngày.
Bài thuốc này không chỉ có công dụng chữa mẩn ngứa mà còn còn có thể chữa được chứng nổi mề đay, dị ứng trên da.
10 Mẹo Hay Trị Mẩn Ngứa:
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng lá khế:
Trong đông y, lá khế có vị chát, tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm và giải phóng độc tố cho cơ thể. Lá khế chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất oxy hóa có khả năng sát trùng và ngăn chặn vi khuẩn phát triển trên da, giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu.
Cách trị bệnh phong ngứa bằng lá khế thực hiện như sau:
Lấy lá khế tươi rửa sạch.
Sao trên chảo nóng đến khi lá héo lại.
Bọc lá khế mới sao vào tấm vải sạch và chườm lên những chỗ phát ban.
Lưu ý: Nên chườm ở nhiệt độ vừa phải, không nên chườm khi còn nóng vì sẽ gây thêm tổn thương cho da.
Ngoài ra, bạn có thể đun một nắm lá khế với 2 lít nước dùng để vệ sinh vùng da bị mẩn ngứa.
Cách chữa phong ngứa tại nhà bằng nha đam:
Nha đam có vị đắng nhạt, thuộc tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu sưng. Gel nha đam có tính sát khuẩn cao nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Sử dụng nha đam chữa phong ngứa tại nhà như sau:
Cắt nhánh nha đam rồi rửa sạch mủ bên trong.
Cắt mỏng phần thịt trong suốt và đắp lên da.
Sau khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý:
Nên chọn nha đam có bẹ nhỏ, màu xanh nhạt.
Trước khi đắp trực tiếp lên da cần gọt sạch lớp vỏ xanh và rửa hết nhựa bằng nước, bởi nhựa nha đam dễ gây kích ứng da.
Để tránh trường hợp da bị kích ứng, bạn có thể bôi trước một lớp mỏng lên cổ tay, nếu da bình thường không có dấu hiệu gì thì mới bôi lên vùng da nổi mẩn ngứa.
Chườm nóng, chườm lạnh giảm ngứa ngáy:
Phương pháp chườm nóng có tác dụng giảm ngứa ngáy đối với thể phong hàn vào mùa lạnh, gặp mưa lạnh hay khi tiếp xúc với không khí lạnh. Ngược lại, phương pháp chườm lạnh có tác dụng với bệnh thể phong nhiệt xuất hiện khi trời nóng hoặc tiếp xúc với khí nóng.
Khi chườm nóng, chườm lạnh chữa phong ngứa tại nhà người bệnh thực hiện như sau:
Sử dụng khăn mềm, sạch để chườm.
Chú ý nhiệt độ để tránh da phải chịu thêm tổn thương, mỗi lần chỉ nên chườm khoảng 30 phút.
Bài thuốc nam trị phong ngứa với lá chè xanh:
Trong chè xanh có chứa hoạt chất flavonoid, tanin và các acid amin khác có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng da. Đặc biệt hoạt chất EGCG trong lá chè xanh có khả năng chống oxy hóa cao vượt trội giúp bảo vệ làn da. Nhờ vậy, chữa phong ngứa bằng dân gian với lá chè xanh là bài thuốc được sử dụng từ lâu đời và hiệu quả tốt.
Cách dùng như sau:
Lấy một nắm lá chè xanh còn tươi, rửa sạch.
Đun sôi lá chè cùng với 3 lít nước trong vòng 10 – 15 phút.
Để nguội hoặc pha thêm nước lạnh dùng để tắm.
Mẹo sử dụng bột yến mạch:
Bột yến mạch giúp da mát, dễ chịu, giảm nhanh các cơn ngứa khi bị phong ngứa. Đây cũng là một cách trị phong ngứa tại nhà được nhiều bệnh nhân sử dụng.
Cách sử dụng:
Lấy 50g bột yến mạch hòa cùng nước ấm để ngâm cơ thể.
Ngâm trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó tắm lại bằng nước sạch
Thực hiện đều đặn, ngày 1 lần liên tục trong 5 – 7 ngày để giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da
Nước yến mạch ấm giúp giãn nở lỗ chân lông, mạch máu lưu thông và làm suy giảm các triệu chứng phong ngứa. Người bệnh có thể pha bột yến mạch với nước tắm thường xuyên mà không sợ kích ứng da.
Trị phong ngứa tại nhà bằng lá trầu không:
Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay, tính ấm, có tác dụng chống viêm loét, khử khuẩn hiệu quả. Cách trị phong ngứa dân gian với lá trầu không có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu trên da và đẩy nhanh quá trình phục hồi các tế bào bị tổn thương.
Cách dùng:
Lấy một nắm lá trầu không tươi, rửa sạch bằng nước muối loãng (chỉ nên lấy 5 – 7 lá).
Giã hoặc vò nát lá trầu, sau đó đun sôi cùng 1,5 lít nước trong vòng vài phút.
Nước đun xong để nguội dùng tắm và khử trùng trên khu vực da bị phong ngứa.
Lưu ý: Nên thường xuyên tắm bằng nước lá trầu không để đạt hiệu quả giảm mẩn ngứa tốt nhất.
Cách trị phong ngứa tại nhà bằng trà hoa cúc:
Trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, mát gan và giải độc gan. Do đó, khi bị phong ngứa uống trà hoa cúc sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, giảm ngứa do mề đay. Phần bã trà có thể đắp lên vị trí da bị tổn thương để làm giảm ngứa ngáy và mụn.
Ngoài ra, uống trà hoa cúc cũng giúp cơ thể mệt mỏi, căng thẳng, giúp giấc ngủ ngon vì vậy bạn có thể an tâm sử dụng thường xuyên.
Dùng lá bạc hà giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh:
Lá bạc hà thanh nhiệt, có tính sát khuẩn giúp giảm các triệu chứng phong ngứa mề đay. Sử dụng lá bạc hà giảm triệu chứng phong ngứa như sau:
Cách 1: Lấy một nắm lá bạc hà rửa sạch, vò nát rồi chà lên da. Phần vỏ bã trực tiếp lên vùng da bị phong ngứa, để trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Cách 2: Người bệnh có thể tắm bằng nước pha với tinh dầu bạc hà, hoặc vò lá bạc hà tươi cùng nước. Duy trì tắm liên tục hàng ngày để cho hiệu quả tốt nhất.
Cách trị phong ngứa bằng lá hẹ:
Lá hẹ có tính ấm, vị chua, có tác dụng kháng viêm và giải độc. Hàm lượng vitamin B cùng các khoáng chất trong lá hẹ có công dụng phục hồi da bị tổn thương do phong ngứa.
Cách trị phong ngứa ngay tại nhà bằng lá hẹ:
Dùng để tắm: Lá hẹ tươi rửa sạch,cắt khúc và đun sôi cùng nước. Đợi nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh dùng để tắm.
Chườm lên chỗ bị phù nề, nổi mẩn đỏ: Giã lá hẹ với một ít muối sau đó chườm trực tiếp lên phần da bị tổn thương.
Mẹo chữa bệnh phong ngứa với lá kinh giới:
Kinh giới hay Giả tô, Khương giới có vị cay, tính ấm, có công dụng giải cảm, tán hàn, cầm máu và chống dị ứng. Khi bị phong ngứa, bạn có thể áp dụng cách trị phong ngứa tại nhà với lá kinh giới và một số thảo dược, thực hiện như sau:
Chuẩn bị Kinh giới, bèo cái (bỏ rễ), của ráy dại (gọt vỏ, thái mỏng), thổ phục linh, lá ba chạc.
Cho các vị thuốc vào ấm và đun sôi cùng nước.
Nước thuốc dùng xông hơi và sau khi nước nguội dùng để tắm
Lưu ý: Mỗi tuần chỉ nên xông hơi từ 2 – 3 lần để có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Một Số Điều Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:
Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa biết rõ nguyên nhân của chứng mẩn ngứa và chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh nhân cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc nam chữa mẩn ngứa.
Trường hợp người cao tuổi, trẻ nhỏ cần thận trọng trước khi dùng các bài thuốc nam chữa mẩn ngứa.
Trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, hen suyễn, máu huyết không tốt,… không nên tự ý sử dụng các bài thuốc nam chữa mẩn ngứa.
Bệnh nhân cần dùng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ ra, không nên dùng quá liều, có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn…
Bên cạnh việc điều trị mẩn ngứa bằng thuốc nam, bệnh nhân không nên bỏ thuốc Tây đặc trị. Thuốc nam chỉ là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh.
Bệnh nhân cần có một chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, hạn chế bia rượu, thuốc lá, luôn giữ tinh thần thoải mái, có giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý… Những điều này sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, tạo điều kiện cho việc đẩy lùi chứng mẩn ngứa và các bệnh tật khác.
Những thông tin trên www.thaoduocvugia.vn chỉ phục vụ nghiên cứu học tập và mở rộng kiến thức. Không sử dụng làm căn cứ để tiến hành chẩn trị trên lâm sàng. Bài viết này nhằm chia sẻ những thông tin về các kiến thức bổ ích về sức khỏe. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các tư vấn y tế, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.